Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm là rất cần thiết để có vụ nuôi thành công, tuy nhiên nếu diệt khuẩn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến môi trường và tôm nuôi. Để diệt khuẩn hiệu quả & an toàn bà con cần nắm vững đặc tính, cách sử dụng của từng loại thuốc như Iodine, BKC, Glutaraldehyde,…cũng như từng giai đoạn nuôi từ lúc thả cho đến khi thu hoạch.
Nội dung chính
1. Các loại thuộc diệt khuẩn cho ao nuôi tôm
1.1 Thuốc diệt khuẩn Iodine
Iodine là thuốc diệt khuẩn được nhiều người nuôi sử dụng được sử dụng với các ưu điểm:
- Có thể tạt trực tiếp xuống ao để sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá
- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi
- Khử khuẩn đạt hiệu quả cao kéo dài và an toàn
- Không kích ứng da và dị ứng cho người sử dụng
- Iodine dễ phân hủy nên không làm ô nhiễm môi trường
Iodine có tác dụng khử khuẩn kéo dài từ 4-6 tiếng, dễ bị mất tác dụng ở nhiệt độ 35 độ C, và ánh sáng mặt trời. Nên thường được sử dụng khi trời mát để đạt hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.
1.2 Thuốc diệt khuẩn BKC
BKC 80% được sử dụng để khử trùng, sát khuẩn trong ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao:
- Tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong ao
- BKC 80% giúp diệt vi khuẩn, nấm, loại trừ các mầm bệnh gây hại cho tôm cá và các loài thủy sản khác
- Khử mùi hôi, ngoài ra khi sử dụng ở liều lượng thấp sẽ kích thích tôm lột xác, lớn nhanh
- Giảm bớt tảo trong nuôi khi tảo phát triển quá mức, giúp nước ao sạch ổn định
Khác với Iodine, người nuôi sử dụng BKC 80% vào lúc trời nắng gắt, để đạt hiệu quả tối đa
1.3 Thuốc diệt khuẩn Glutaraldehyde
Dung dịch glutaraldehyde 10–15% có khả năng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gram âm (-) và gram dương (+), tảo, nấm và cả vi-rút trong nước. Chính vì thế được dùng để vệ sinh dụng cụ, xử lý nước trước khi thả giống trong thủy sản với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Phân hủy nhanh trong môi trường nước ngọt (dưới 5mg/L)
- Không ảnh hưởng lâu dài đến môi trường
- Không có sự tích lũy sinh học trong cơ thể tôm, cá
- Hòa tan tốt trong nước nên rất ít bị hấp thu vào lớp bùn đáy ao
1.4 Thuốc diệt khuẩn TCCA
TCCA được sử dụng trong thủy sản nhờ có khả năng làm tăng ôxy trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật, diệt tảo, rong rêu trong nước, diệt vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh
Ngoài các loại thuốc diệt khuẩn trên còn có: Hóa chất tím (KMnO4), Formalin nhưng ít được người nuôi sử dụng.
2. Diệt khuẩn khi cải tạo ao
Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi giúp tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, mầm bệnh,…còn xót lại của vụ nuôi trước, bà con nên dùng vôi rãi đều khắp đáy ao và phơi ao khoảng 2-5 ngày. Vôi sẽ tiêu diệt được vi khuẩn, mầm bệnh và hạ phèn trong đất, tạo điều kiện thuận lợi trước khi bơm nước vào ao.
3. Diệt khuẩn khi cấp nước vào ao chuẩn bị thả giống
Khi cấp nước vào ao bà con nên chọn nguồn nước tốt không lấy nước vào thời điểm có tảo nở hoa, sử dụng túi lọc để cản bớt các ấu trùng, trứng mang mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.
Sau khi cấp nước vào ao, bật quạt nước chạy trong 3-5 ngày để cho trứng, ấu trùng mềm bệnh nở rồi dùng các loại thuốc diệt khuẩn: Iodine, BKC, KMnO4, Clorine để tiêu diệt chúng.
Sau khi diệt khuẩn sát trùng nguồn nước cấp vào ao thì chờ 2-5 ngày rồi tiến hành cấy men vi sinh BZT-007 để gây màu nước và tăng mật độ vi khuẩn có lợi, tạo lợi thế trước khi thả giống.
Xem thêm Diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh đạt hiệu quả cao ?
4. Diệt khuẩn định kỳ khi ao có tôm
4.1 Diệt khuẩn từ lúc thả giống đến khi tôm được 45 ngày
Trong giai đoạn này khi diệt khuẩn cho ao nuôi tôm bà con cần phải hết sức cẩn thận vì tôm còn nhỏ nên chúng rất yếu, cần tuân theo liều lượng được ghi trên hướng dẫn của các sản phẩm thuốc diệt khuẩn. Tránh tình trạng tôm bị sốc thuốc.
Trong giai đoạn này tôm cũng rất cần nguồn thức ăn tự nhiên, nên khi diệt khuẩn cần cân nhắc vì các loại thuốc diệt khuẩn có thể tiêu diệt các phiêu sinh vật, tảo,… làm mất nguồn thức ăn tự nhiên.
Tóm lại, giai đoạn này tôm rất nhạy cảm nên nếu không thật sự cần thiết thì bà con không nên sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn cho ao nuôi.
4.2 Diệt khuẩn sau khi tôm được 45 ngày
Sau 45 ngày tuổi, tôm sẽ có sức chống chịu tốt hơn nên có thể diệt khuẩn định kỳ từ 10-15 ngày/ lần bằng sản phẩm Prodine 99, liều lượng 1 lít/ 4.000-10.000m3 nước để ngăn chặn mầm bệnh phát triển gây hại. Sau khi diệt khuẩn được 2 ngày bà con nên cấy vi sinh để tăng mật độ vi khuẩn có lợi và gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Trong giai đoạn gần đến ngày thu hoạch bà con tránh sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như Chlorine, BKC 80% vì sẽ làm tồn dư trong tôm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
Diệt khuẩn cho ao nuôi tôm là cần thiết tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời, vì khi gặp điều kiện thuận lợi thì mầm bệnh sẽ nhanh chóng phát triển và tấn công tôm nuôi. Cho nên để giảm thiểu tối đa thiệt hại do các loại vi khuẩn, virus, nấm,.. gây ra bà con nên chọn giải pháp cấy men vi sinh thường xuyên cho ao nuôi, vi sinh sẽ giúp tăng mật độ vi khuẩn có lợi, gây ức chế vi khuẩn có hại từ đó tạo môi trường thuận lợi giúp tôm sinh trưởng và phát triển tốt.
Chúc bà con có những vụ nuôi thành công !