Nguyên Nhân & Cách Trị Đóng Rong Trên Tôm Sú, Tôm Thẻ

Bệnh đóng rong trên tôm rất phổ biến đặc biệt ở các ao thả nuôi mật độ cao, các chất thải nhiều, môi trường nước bị dơ và có tảo phát triển quá mức. Tuy không nguy hiểm như các loại bệnh EMS, đầu vàng, đỏ thân,… nhưng bệnh đóng rong trên tôm cũng gây ra nhiều thiệt hại nếu không xử lý kịp thời, vậy đâu là nguyên nhân & cách trị đóng rong trên tôm mời bà con cùng tìm hiểu.

1. Các nguyên nhân & cách nhận biết tôm đóng rong

1.1 Các nguyên nhân làm tôm bị đóng rong

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong cho tôm sú, tôm thẻ:

  • Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, tảo bám, vi nấm,… gây ra
  • Trong ao nuôi các cá thể tôm yếu, khó lột xác thường dễ bị các sinh vật bám trên bề mặt vỏ từ đó bị đóng rong
  • Khi ao nuôi tôm bị dơ, rong tảo và các mầm bệnh phát triển mất kiểm soát tôm rất dễ bị đóng rong
  • Ngoài ra khi độ mặn trong ao quá cao hoặc quá thấp làm tôm khó lột xác cũng sẽ dễ làm tôm đóng rong

1.2 Cách nhận biết tôm bị đóng rong

Khi quan sát tôm sẽ thấy tôm bị đóng rong thường có các dấu hiệu rất dễ nhân biết:

  • Mang tôm bị đóng rong đổi màu thậm chí là bị đen
  • Vỏ tôm có lớp dịch nhầy, trơn, phần nhớt này có màu xanh rêu, đen hoặc xám
  • Thân tôm đóng rong thường có màu xanh, xanh đen giống như bùn
  • Phần đầu tôm, ngực, mang và các phụ bộ bị đơ do đóng rong gây ra
  • Tôm ăn ít, bỏ ăn, bơi lừ đừ tấp mé, trường hợp bệnh nặng có thể chết rải rác
Đóng Rong Trên Tôm Sú, Tôm Thẻ, tôm càng xanh
Tôm bị đóng rong

2. Cách trị đóng rong trên tôm

2.1 Xử lý môi trường nước ao

Khi nhận thấy tôm trong ao có hiện tượng đóng rong bà con sử dụng Prodine99, liều lượng 1 lít/ 4.000-10.000m3 nước, dùng 2 ngày liên tiếp vào lúc trời mát để đạt hiệu tốt nhất. Prodine99 sẽ giúp sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng, giúp loại bỏ các vi khuẩn, nấm bám trên cơ thể từ đó tôm sẽ hết bị đóng rong.

Ngoài ra, Prodine99 cũng tiêu diệt các vi khuẩn, mầm bệnh trong nước ao, giúp môi trường nước sạch trở lại.

Diệt khuẩn định kỳ, sát trùng nguồn nước ao nuôi, bể ươm

Sau khi diệt khuẩn 2 ngày bà con đánh men vi sinh BZT-007 để làm sạch các chất cặn bã hữu cơ, hấp thu khí độc và ức chế sự phát triển của các sinh vật gây ra bệnh đóng rong cho tôm. Vi sinh cũng sẽ làm giảm tảo, giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, từ đó giúp tôm phục hồi nhanh chóng sau khi bị đóng rong.

2.2. Xử lý trên cơ thể tôm nuôi

Để tôm khỏe mạnh ngoài môi trường nước sạch, ổn định thì cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin thường xuyên vào thức ăn cho tôm:

  • Bà con trộn GLUTAMAX1316 vào thức ăn liều trung bình: 3-5g/kg thức ăn, cho ăn định kỳ 2 ngày/ lần, để bổ sung Beta glucan giúp gan, đường ruột tôm khỏe mạnh chống chọi bệnh tốt, mau phục hồi
  • Trộn vitamin C thường xuyên vào thức ăn giúp tăng đề kháng, chống bệnh tốt
  • Sử dụng CANXI MILK – khoáng tạt và trộn cho ăn giúp tôm nhanh lột xác, loại bỏ lớp vỏ bị đóng rong nhớt. Sử dụng 3-5 ml/kg thức ăn, 2-3lần/ tuần trong suốt vụ nuôi

Khi tôm đủ dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết thì sẽ lột xác dễ dàng, tôm khỏe mạnh và không bị các bệnh ngoại ký sinh đặc biệt là bệnh đóng rong. Đối với ao nuôi tôm sú hãy đảm bảo chỉ tiêu Na:Mg:Ca:K là 27,5 : 3,5 : 1 : 1. Để giúp tôm lột xác dễ dàng. Vì thế, bà con thường xuyên đo lường chỉ tiêu khoáng, nếu thiếu hãy bổ sung bằng cách tạt khoáng trực tiếp xuống ao nuôi.

3. Cách phòng bệnh đóng rong cho tôm

3.1 Trước khi thả giống

Cải tạo ao kỹ lưỡng trước mỗi vụ nuôi, phơi ao đúng thời hạn và rải vôi để tiêu trừ các mầm bệnh gây hại bao gồm cả mầm bệnh gây đóng rong cho tôm.

Cấp nước vào ao, chạy quạt nước 3-5 ngày rồi sử dụng sản phẩm diệt khuẩn, sát trùng nước PRODINE 99

3.2 Trong quá trình nuôi

Quản lý cho ăn: sử dụng loại thức ăn cho tôm chất lượng, thường xuyên kiểm tra nhá cho ăn để biết điều chỉnh cho phù hợp, tránh thức ăn dư thừa tạo ra nhiều chất hữu cơ làm ao dơ. Tạo điều kiện cho bệnh đóng róng trên tôm phát triển.

Kiểm tra nhá cho ăn để quản lý
Kiểm tra nhá cho ăn để điều chỉnh, tránh dư thừa

Xử lý chất hữu cơ: thường xuyên sử dụng hệ thống si-phông đáy ao để bỏ rác thải, xác hữu cơ tích tụ, ngăn ngừa khí độc và mầm bệnh gây đóng rong phát triển. Kết hợp đánh men vi sinh BZT-007 định kỳ cho ao nuôi với liều lượng: 454g/ 3.000m3 nước, 5-7 ngày đánh 1 lần giúp phân hủy nhanh thức ăn dư thừa và phân tôm cá, làm sạch nhầy, nhớt trong ao nuôi lót bạt. Ức chế các mầm bệnh gây hại, tạo môi trường nước sạch để tôm khỏe mạnh.

Cấy men vi sinh BZT-007 định (5-7 ngày) cho ao nuôi
Cấy men vi sinh BZT-007 định (5-7 ngày) cho ao nuôi

Diệt khuẩn định kỳ cho ao: bệnh đóng rong do vi khuẩn tảo, động vật nguyên sinh,…gây ra. Chính vì thế diệt khuẩn sát trùng nước ao nuôi nên được thực hiện định kỳ 10-15 ngày/lần, giúp phòng bệnh đóng rong hiệu quả. xem thêm Diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh đạt hiệu quả cao ?

Bệnh đóng rong trên tôm sú, tôm thẻ và cả tôm càng xanh rất dễ điều trị cũng như phòng ngừa, hãy thực hiện tốt theo hướng dẫn để giúp tôm không còn bị đóng rong nữa nhé !

Chúc bà con có vụ nuôi thắng lợi !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon