Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm, cá cần được thực hiện thường xuyên để đảm bảo các loại nấm, ký sinh, mầm bệnh gây hại không ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của tôm cá. Vấn đề đặt ra là diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh đạt hiệu quả cao ? Vì các chất diệt khuẩn có thể tiêu diệt cả các vi sinh vật có hại lẫn vi sinh có lợi, điều này làm giảm hiệu quả khi người nuôi muốn bổ sung vi sinh có lợi vào ao nuôi.
Nội dung chính
1. Các chất diệt khuẩn thường sử dụng trong thủy sản
1.1 Iodine
Iodine có 2 dạng: dạng thường và dạng PVP, trong đó PVP được sử dụng nhiều trong thủy sản ví có nhiều ưu điểm vượt trội.
Iodine dưới dạng PVP viết tắt là PVP-I là hoạt chất thuộc nhóm halogen có tính OXY hóa rất mạnh nên có khả năng diệt vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật.
PVP-I được sử dụng trong nuôi tôm vì các ưu điểm vượt trội sau:
- Có thể tạt trực tiếp xuống ao để sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá
- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi
- Khử khuẩn đạt hiệu quả cao kéo dài và an toàn
- Không kích ứng da và dị ứng cho người sử dụng
- Ngoài ra PVP-I cũng không làm ô nhiễm môi trường
PVP-I có tác dụng khử khuẩn kéo dài từ 4-6 tiếng, dễ bị mất tác dụng ở nhiệt độ 35 độ C, và ánh sáng mặt trời. Nên thường được sử dụng khi trời mát để đạt hiệu quả diệt khuẩn tốt nhất.
Bà con có nhu cầu diệt khuẩn bằng Iodine xem ngay Sản phẩm PRODINE 99 Dùng 1 lít/ 4.000-10.000m3 nước, rất an toàn và hiệu quả.
1.2 BKC
BKC là viết tắt của Benzalkonium Chloride, có công thức hóa học là C6H5CH2N(CH3)2RCl). Tên hóa học đầy đủ là alkyl dimethyl benzyl ammonium chloride.
BKC 80% được sử dụng để khử trùng, sát khuẩn trong ao nuôi tôm đạt hiệu quả cao:
- Tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong ao
- BKC 80% giúp diệt vi khuẩn, nấm, loại trừ các mầm bệnh gây hại cho tôm cá và các loài thủy sản khác
- Khử mùi hôi, ngoài ra khi sử dụng ở liều lượng thấp sẽ kích thích tôm lột xác, lớn nhanh
- Giảm bớt tảo trong nuôi khi tảo phát triển quá mức, giúp nước ao sạch ổn định
Khác với Iodine, người nuôi sử dụng BKC 80% vào lúc trời nắng gắt, để đạt hiệu quả tối đa
Xem thêm BKC là chất gì? Sử dụng thuốc BKC cho ao tôm, cá cần lưu ý những gì?
1.3 Glutaraldehyde
Glutaraldehyde được gọi nhiều tên gọi như Cidex, Aldesen, Hospex, có công thức hoá học là C5H8O2, nhiệt độ của chất này cũng giống như nước, 100 °C, tuy nhiên để cho glutaraldehyde phân huỷ, nhiệt độ sôi cần đạt đến là 187–189 °C.
Dung dịch glutaraldehyde 10–15% có khả năng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gram âm (-) và gram dương (+), tảo, nấm và cả vi-rút trong nước. Chính vì thế được dùng để vệ sinh dụng cụ, xử lý nước trước khi thả giống trong thủy sản với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Phân hủy nhanh trong môi trường nước ngọt (dưới 5mg/L)
- Không ảnh hưởng lâu dài đến môi trường
- Không có sự tích lũy sinh học trong cơ thể tôm, cá
- Hòa tan tốt trong nước nên rất ít bị hấp thu vào lớp bùn đáy ao
Xem thêm Glutaraldehyde là gì ? Ứng dụng Glutaraldehyde diệt khuẩn trong thủy sản
1.4 TCCA
TCCA là Tricholoroisocyanuric acid, có công thức hóa học C3H3N3O3Cl3
TCCA được sử dụng trong thủy sản nhờ có khả năng làm tăng ôxy trong nước, tiêu diệt các vi sinh vật, diệt tảo, rong rêu trong nước, diệt vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh
Ngoài các loại thuốc diệt khuẩn trên còn có: Hóa chất tím (KMnO4), Formalin nhưng ít được người nuôi sử dụng.
2. Diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh ?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người nuôi, bởi vì nếu cấy vi sinh quá sớm khi lượng chất diệt khuẩn vẫn còn sẽ không đạt hiệu quả cao, do vi sinh được cấy vào ao sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng.
Thông thường sau 48 giờ diệt khuẩn, các chất diệt khuẩn sẽ phân hủy và mất tác dụng. Lúc này vi khuẩn có hại sẽ sớm sinh sôi trở lại, chính vì thế cấy vi sinh sau 48 giờ giúp cho vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế trong ao nuôi là rất cần thiết.
Nếu sử dụng BKC 80% để diệt khuẩn, sát trùng bà con hãy cấy vi sinh sau 3-5 ngày, như vậy sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
Hãy đọc kỹ hướng dẫn trên các sản phẩm diệt khuẩn để sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn, từ đó diệt khuẩn hiệu quả và an toàn, không ảnh hưởng đến tôm nhé.