Trong ao nuôi tôm thường bị nhiễm Phèn, vậy Phèn là gì? Phèn trong ao nuôi tôm có tác hại như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
1. Phèn là gì?
Phèn (Alum) là hợp chất hóa học cụ thể là kali sulfat nhôm ngậm nước với công thức hóa học là KAl₂·12H ₂O. Mở rộng khái niệm, phèn là muối sulfat kép, có công thức tổng quát AM(SO4)2·12H2O với A là một cation hóa trị I, chẳng hạn như kali hay amoni (NH4+), và M là một kim loại hóa trị III, như nhôm hay crom (III) (Theo Wikipedia.org)
Phèn rất phổ biến trong các nuôi tôm, cá. Là vấn đề đau đầu cho nhiều người nuôi
2. Tác hại của Phèn trong ao nuôi tôm
Ao nuôi nhiễm phèn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm:
- Mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, vỏ cứng hơn so với bình thường, tôm thường bỏ ăn sau mưa.
- Tôm bị tấp mé, chết rải rác do bị phèn bám vào mang cản trở quá trình hấp thụ Oxy
- Phèn làm cho nước ao trong hơn, tôm khó bắt mồi, đồng thời tảo và sinh vật phù du trong nước cũng giảm mạnh
- Ao bị nhiễm phèn cũng khó cấy vi sinh, gây màu nước
3. Cách khử phèn, hạ phèn bằng EDTAsuper
Với ao nuôi nhiễm phèn cần xử lý định kỳ để hạ phèn, khử phèn và các kim loại nặng tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho tôm.
Bà con hãy dùng sản phẩm EDTAsuper với liều lượng:
- Chuẩn bị thả tôm: 2kg/1000m3 nước
- Trong quá trình nuôi, khử phèn sắt, nhôm: 1kg/1000m3 nước
Sản phẩm EDTAsuper sẽ giúp hạ phèn nhanh chóng, khử clo, giảm độ cứng của nước, độ nhớt trong nước. Sử dụng thường xuyên trong suốt vụ nuôi để đảm bảo ao nuôi không bị nhiễm phèn.
Để giải quyết triệt để ao nuôi nhiễm phèn nặng Bà con nên cải tạo ao thật kỹ lưỡng, bón vôi phơi ao đúng thời gian quy định, lưu ý không được phơi quá lâu vì các vết nứt lớn sẽ chứa nhiều ôxy sẽ ôxy hóa Pyrit sắt, khi cấp nước sẽ giải phóng phèn đỏ rất khó xử lý. Nếu có điều kiện hãy lót bạt cho ao nuôi để tránh tình trang xì phèn đáy và bờ ao (ao nuôi đào ở vùng đất nhiễm phèn nặng rất dễ xảy ra tình trạng này).