Để khử phèn, hạ phèn trong ao người nuôi thường sử dụng EDTA hoặc Vôi, ngoài ra hiện nay còn có thêm giải pháp hạ phèn bằng vi sinh. Vậy vi sinh khử phèn, hạ phèn trong ao nuôi tôm cá như thế nào? Mời bà con cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung chính
1. Cơ chế khử phèn của vi sinh
1.1 Quá trình hình thành phèn trong ao
Trong ao nuôi có nhiều lưu huỳnh (S), trong điều kiện yếm khí thì lưu huỳnh sẽ kết hợp với nguyên tố Sắt có sẵn trong phù sa tạo thành hợp chất Pyrite (FeS2).
Ở các ao nuôi đất, khi phơi ao quá lâu, đáy ao bị nứt sâu nên khi cấp nước vào ao lượng Pyrite sẽ được giải phóng tạo thành “Phèn Đỏ”, đây là loại phèn rất khó xử lý.
Khi lượng Pyrite nhiều sẽ bám vào tôm cá, đặc biệt là phần mang làm tôm cá thiếu Oxy từ đó bị stress và tăng tỷ lệ chết.
Ngoài ra ở các ao nuôi đất, sau khi mưa ao cũng có thể bị nhiễm phèn do nước mưa rửa trôi phèn từ bờ ao.
Xem thêm Phèn là gì? Phèn trong ao nuôi tôm có tác hại như thế nào?
1.2 Vi sinh xử lý phèn (Chế phẩm EM xử lý phèn)
Chủng vi khuẩn Bacillus Spp có khả năng loại bỏ Pyrite (FeS2) trong nước ao nuôi thủy sản từ đó khử phèn, hạ phèn hiệu quả. Quá trình vi khuẩn khử phèn diễn ra như sau:
Vi khuẩn Oxy hóa Sắt II (Fe2+) thành Sắt III( Fe3+):
Fe2+ + 1/4 O2 + H+ -> Fe3+ + 1/2 H2O
Sắt III được giải phóng sẽ cung cấp khoáng chất cho tôm, tảo và các vi sinh vật khác phát triển, đồng thời cũng sẽ phản ứng với Pyrite (FeS2) tạo ra nhiều Sắt II, kích thích sự sinh sôi của vi khuẩn Bacillus Spp. Quá trình này được gọi là chu kỳ tăng sinh:
FeS2 + 14Fe3+ + 8H2O -> 15Fe2+ + 2SO42- + 16H+
Vi khuẩn Bacillus spp tiếp tục loại bỏ Pyrite đến khi cạn kiệt, từ đó giúp cho ao nuôi hạ phèn, mang tôm cá cũng được làm sạch. Tôm cá phục hồi và sinh trưởng khỏe mạnh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm vi sinh khử phèn, tuy nhiên khi mua bà con cần chọn lựa cẩn thận, tránh sản phẩm kém chất lượng sử dụng không hiệu quả. Chúc bà con xử lý phèn bằng vi sinh thành công !