Trong các ao đất không lót bạt thường có hiện tượng nước ao bị đục, nguyên nhân có thể đến từ yếu tố tự nhiên hoặc do người nuôi gây ra. Tôm dễ bị sốc, stress và mắc bệnh nếu tình trạng nước ao đục kéo dài, vì thế người nuôi cần biết rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý nước đục trong ao nuôi tôm dứt điểm, từ đó làm cho nước ao nuôi sạch và có màu nước thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Nội dung chính
1. Các nguyên nhân làm nước ao nuôi tôm bị đục
1.1 Nước ao đục do yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên làm cho nước ao bị đục bao gồm:
- Lượng mưa lớn và kéo dài làm rửa trôi đất quanh bờ xuống ao, đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trang ao nuôi tôm bị đục vào mùa mưa. Ngoài ra, nguồn nước lấy vào ao bị đục hoặc đường dẫn nước vào ao nuôi dễ bị rửa trôi cũng là nguyên nhân.
- Trong ao có nhiều hạt keo tụ lơ lửng không chìm xuống đáy ao làm nước ao đục, đặc biệt là ở các ao nuôi có độ mặn thấp
- Ở các ao nuôi tôm mật độ cao thì hoạt động mạnh của tôm và các sinh vật trong ao cũng có khả năng làm nước ao bị đục
1.2 Nước ao đục do yếu tố con người
Các yếu tố do con người vô tình gây ra làm nước ao bị đục gồm:
- Trong quá trình nuôi, người nuôi sử dụng Vôi để xử lý ao nhưng mua phải Vôi kém chất lượng có lẫn nhiều tạp chất làm cho nước ao bị đục
- Người nuôi sử dụng các loại thức ăn công nghiệp kém chất lượng, cho ăn trong thời gian dài tạo ra lượng chất hữu cơ dư thừa làm đục nước ao
- Do đào ao quá cạn, sên vét đáy ao chưa sạch nên khi chạy quạt nước mạnh cũng sẽ làm cho nước ao bị đục
2. Cách xử lý nước ao tôm bị đục
Khi thấy nước ao nuôi bị đục bà con có thể xử lý ngay như sau:
Bước 1: Nếu có nguồn nước sạch không bị đục, hãy thay khoảng 30% lượng nước trong ao.
Bước 2: Sau khi thay nước dùng CACBON EDTA liều lượng 1kg cho 2.000m3 nước để lắng tụ các hạt sét, các vật chất lơ lửng gây đục nước ao nuôi, ngoài ra còn khử độc tố, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các hợp chất hữu cơ khác trong ao nuôi.
Bước 3: Sau 24h tiếp tục sử dụng CACBON EDTA liều lượng 1kg cho 2.000m3 nước.
Bước 4: Sau khi dùng CACBON EDTA 1 ngày bà con đánh men vi sinh BZT-007 để phân hủy các chất hữu cơ tích tụ đáy ao, làm sạch nước ao, đồng thời ức chế các vi khuẩn, mầm bệnh có hại. Vi sinh còn giúp cắt tảo, giảm tảo độc trong ao nuôi tạo màu nước đẹp, môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.
3. Các biện pháp phòng ngừa nước ao tôm bị đục
Để giúp ao nuôi không bị đục trong quá trình nuôi bà con hãy thực hiện:
Cải tạo ao: Sên vét bùn đáy ao kỹ lưỡng, bón vôi và phơi ao đúng thời gian rồi mới cấp nước vào ao, nếu có thể bà con nên lót bạt cho ao nuôi tôm là tốt nhất. Lót bạt tuy tăng chi phi sản xuất nhưng rất có lợi trong quá trình nuôi chẳng hạn: Chống xì phèn đáy ao, bờ ao, hạn chế nước đục khi trời mưa, Si-phông dễ dàng giúp hạn chế chất hữu cơ tích tụ đáy ao…
Cấp nước vào ao: chọn nguồn nước cấp vào ao không bị đục, kiểm tra các đường dẫn nước vào ao có bị trôi bùn đất không, đồng thời trang bị túi lọc để chặn bớt phù sa, các chất lơ lửng gây đục nước ao.
Khi bón Vôi: Chọn loại vôi chất lượng, không lẫn tạp chất từ nhà cung cấp uy tín. Bà con hãy lấy 1 ít Vôi hòa vào nước để kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng để tránh gây đục nước ao.
Quản lý cho ăn: theo dõi nhá cho ăn để điều chỉnh lượng thức ăn, tránh thức ăn dư thừa làm tăng lượng chất hưu cơ trong ao, khi tôm hoạt động hoặc quạt nước chạy mạnh có thể gây đục nước.
Như vậy có nhiều nguyên nhân làm cho ao nuôi tôm bị đục, để không ảnh hưởng đến tôm bà con nên xử lý ngay theo hướng dẫn trên.
Nếu ao nuôi tôm của bà con đang bị tình trạng nước đục hãy gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline: 0919.900.970, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cho quý bà con !!