Nguyên nhân & Cách phòng trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm hiệu quả

Bệnh cong thân, đục cơ không quá xa lạ với bà con nuôi tôm. Bệnh có thể xuất hiện ở các giai đoạn trong vụ nuôi, tôm bị bệnh có khả năng chết rất cao từ đó ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của vụ nuôi. Hiểu được nguyên nhân & biết cách phòng trị bệnh cong thân đục cơ trên tôm sẽ giúp bà con có vụ nuôi thuận lợi hơn.

1. Nguyên nhân làm tôm bị bệnh cong thân, đục cơ

1.1 Tôm bị cong thân, đục cơ do bị sốc môi trường

Thường xảy ra khi nhấc nhá cho ăn (sàn, vó) lên khỏi mặt nước vào ban ngày, khi nhiệt độ môi trường đang rất nóng, hoặc chài tôm khi trời nắng nóng. Tôm nhảy lên và búng mạnh, rồi sau đó một số con bị cong thân. Đuôi uốn cong chạm đến phần giáp ngực, cùng lúc đó mô cơ chạy dọc theo phần giữa cơ thể sẽ trở nên trắng đục. Sau khi được thả trở lại ao, tất cả tôm cong thân đều sẽ chết vì không có khả năng tự duỗi thẳng.

Do tắt toàn bộ quạt nước rồi mở đột ngột trở lại có thể làm cho Tôm bị “giật mình” và nhiều con nhảy lên mặt nước tạo thành “làn sóng” chạy dọc theo ao. Hiện tượng này thường xảy ra vào lúc khuya, một vài con bị cong thân khi tiếp xúc với không khí và chuyển sang trắng cơ. Ở các ao có mật độ tảo giáp cao làm cho nước có màu nâu đỏ và tôm yếu đi khi gặp nhiệt độ môi trường cao rất dễ bị cong thân, đục cơ.

Tôm bị stress, 1 số bị đục cơ do quá trình thu tỉa hay sang ao, trong đó những con bị nặng sẽ chết, những con khác bị nhẹ nếu có hồi phục thì cũng mất vài ngày màu sắc cơ thể mới trở lại bình thường.

Tôm bị cong thân, đục cơ

1.2 Tôm bị cong thân, đục cơ do thiếu Oxy

Oxy hóa tan rất cần thiết cho tôm, khi lượng Oxy hòa tan trong nước thấp do nhiều nguyên nhân như:

  • Không lắp đủ các dàn quạt nước tương ứng với số tôm trong ao
  • Ao nuôi có nhiều chất hữu cơ tích tụ đáy ao
  • Khi trời có nhiều mây mù hoặc mưa trong vài ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không tạo ra nhiều oxy.

Khi ao thiếu Oxy hòa tan tôm dễ bị cong thân, đục cơ, chậm phát triển.

1.3 Tôm bị đục cơ do virus (hoại tử cơ)

Vi bào tử trùng (Microsporidian) thường xuất hiện ở các vùng nuôi có độ mặn cao từ (25 – 35‰), đây chính là loại virus làm cho tôm bị đục cơ. Khi chúng xâm nhập vào cơ tôm sẽ chuyển sang trắng đục.

Ngoài Vi bào tử trùng thì tôm còn có khả năng nhiễm virus (IMNV – Infectiuos Myonecrosis Virus) khiến cơ thể chúng chuyển sang trắng đục (hoại tử cơ). Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Khi nhiễm loại virus này tỷ lệ chết tích lũy khá cao.

Đốt cơ bị trắng đục và hoại tử do (IMNV)

1.4 Tôm bị cong thân, đục cơ do thiếu khoáng

Khoáng rất quan trọng đối với tôm, giúp tôm lột xác, tạo vỏ nhanh, khi thiếu khoáng đa lượng và vi lượng tôm rất dễ bị cong thân, đục cơ.

Khi tỉ lệ Ca:Mg mất cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sự điều hòa thẩm thấu từ đó gây ra hội chứng co cơ ở tôm (cong thân).

2. Cách phòng và trị tôm bị bệnh cong thân, đục cơ

2.1 Phòng bệnh cong thân, đục cơ trên tôm

Khi nuôi tôm bà con cần lưu ý hạn chế tối đa hoặc tốt nhất là không nên kiểm tra tôm, chài tôm, sang thưa ao vào lúc trời nắng. Đảm bảo cung cấp đầy đủ Oxy cho ao, tránh làm tôm sốc đột ngột.

Ngoài yếu tố môi trường ra, bệnh cong thân đục cơ do thiếu chất khoáng nên người nuôi tôm cần phải bổ sung khoáng cho tôm ngay từ đầu vụ nuôi, có thể tạt khoáng định kỳ cho ao. Bên cạnh đó, phải đảm bảo pH và độ kiềm ổn định trong ngưỡng cho phép.

Trong vụ nuôi bà con nên diệt khuẩn định kỳ cho ao, sử dụng PRODINE 99 với liều lượng 1 lít/ 4.000-10.000m3 nước. 10-15 ngày 1 lần. Giúp tiêu diệt các loại virus gây bệnh đục cơ cho tôm.

Để tôm ít mắc bệnh bà con trộn khoáng chất cần thiết vào khẩu phần ăn của tôm, Trộn CANXI MILK cho ăn: 3-5 ml/kg thức ăn, 2-3lần/ tuần trong suốt vụ nuôi để phòng ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ do thiếu khoáng

Canxi Milk - Kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, phòng cong thân, đục cơ
Canxi Milk – Kích thích tôm lột xác, cứng vỏ, phòng cong thân, đục cơ

2.2 Trị bệnh cong thân, đục cơ 

Nếu do môi trường và virus gây bệnh thì các cá thể bị cong thân đục cơ nặng sẽ không có thuốc đặc trị và không thể phục hồi. Bà con chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tránh làm tôm bị sốc, quản lý thức ăn và diệt khuẩn định kỳ trong quá trình nuôi.

Trường hợp tôm bị bệnh do thiếu khoáng bà con sử dụng KHOÁNG 9999 với liều lượng tạt 1kg cho 1.000m3 nước, kết hợp với trộn vào khẩu phần ăn của tôm 1kg/ 100-150kg thức ăn, cho ăn liên tục đến khi tôm phục hồi.

KHOÁNG 9999 sẽ giúp bổ sung khoáng chất cần thiết cho tôm, giúp cân bằng khoáng chất, kích thích quá trình lột xác, giúp nhanh cứng vỏ. Sản phẩm còn giúp gây màu nước đẹp, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.

KHOÁNG 9999 - Tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo trùn chỉ, ốc gạo trong ao
KHOÁNG 9999 – Tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo trùn chỉ, ốc gạo trong ao

Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0919.900.970 để được tư vấn chi tiết nhé !

Thủy Sản Thái Mỹ hân hạnh phục vụ quý bà con !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon