Cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm dễ làm, hiệu quả cao

Độ kiềm có tác động rất lớn đến các yếu tố môi trường khác, đặc biệt là độ pH của nước ao. Khi độ kiềm trong ao nuôi cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm, làm tôm khó lột xác, vỏ cứng, dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra. Vì vậy làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm là rất cần thiết, mời bà con cùng tìm hiểu cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm dễ làm, hiệu quả cao trong bài viết này để áp dụng khi gặp trường hợp ao có độ kiềm cao nhé.

1. Độ kiềm trong ao nuôi tôm là gì?

Độ Kiềm thể hiện năng trung hòa acid của nước, nhờ đó giữ cho độ pH của nước ao được ổn định. Độ kiềm của nước tự nhiên chủ yếu do các chất sau gây ra: hydroxide (OH), carbonate (CO32-) và bicarbonate (HCO3).

Trong quá trình nuôi tôm, độ kiềm trong nước ao phụ thuộc vào sự phát triển của Tảo và các nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, cùng với sự lột xác của tôm, ngoài ra còn tăng giảm tùy thuộc vào việc thay nước và sử dụng vôi của người nuôi.

2. Các nguyên nhân làm độ kiềm trong ao cao

Khi tảo trong ao phát triển nhiều, quá trình quang hợp của chúng sẽ giải phóng Carbonat làm tăng kiềm rất nhanh. Quá trình diễn ra như sau:

2HCO3- + tảo = CO2 (quang hợp) + (CO3)2- + H2O

(CO3)2- + H2O = HCO3- + OH-

Do sử dụng quá nhiều vôi trong quá trình nuôi, lượng vôi dư thường làm độ pH và độ kiềm trong ao cao, độ kiềm cao dẫn đến khả năng đệm và duy trì pH cao giúp ổn định các loại vi tảo trong ao bởi vì độ kiềm càng cao thì khả năng hòa tan phophate trong nước càng cao, đó là nguồn dinh dưỡng giúp tảo phát triển.

Xem thêm Các cách tăng kiềm cho ao nuôi tôm hiệu quả

Sử dụng vôi quá nhiều gây dư thừa làm pH và độ kiềm cao
Ảnh minh họa – Sử dụng vôi quá nhiều gây dư thừa làm pH và độ kiềm cao

3. Cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm

3.1 Thay nước ao

Thay nước ao để làm giảm độ kiềm rất dễ thực hiện đặc biệt là khi có ao lắng đã được xử lý, để giảm độ kiềm bà con thay nước 3 lần/ tuần khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi

Bà con cần xử lý nước cẩn thận trước khi cấp vào ao, để tránh mầm bệnh nguy hiểm xâm nhập gây hại cho tôm

Thay nước ao tuy hiệu quả nhưng dễ làm tôm bị sốc, stress, nên nếu độ kiềm không quá cao thì hãy kiểm soát tảo để hạ kiềm

3.2 Kiểm soát tảo trong ao bằng vi sinh

Cần kiểm soát tảo để hạ độ kiềm trong ao nuôi, bà con nên sử dụng vi sinh xử lý tảo giúp giảm tảo, và nhiều lợi ích khác như:

  • Hấp thụ nhanh khí độc trong nguồn nước, giúp cấp cứu kịp thời tôm cá nổi đầu, tấp mé do khí độc NH3, H2S, NO3
  • Phân hủy nhanh thức ăn dư thừa và phân tôm cá
  • Lắng đọng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, làm sạch nước, cải thiện và ổn định chất lượng nước ao nuôi thủy sản
  • Làm sạch nhầy, nhớt trong ao nuôi lót bạt
  • Kích thích phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao

Khi mật độ tảo giảm, quá trình quang hợp của chúng tạo ra ít Carbonate nên không ảnh hưởng nhiều đến độ kiềm trong ao, vì thế độ kiềm cũng được ổn định.

Cấy men vi sinh BZT-007 định (5-7 ngày) cho ao nuôi

Bà con nên sử dụng sản phẩm vi sinh BZT-007 định kỳ cho ao nuôi (5-7 ngày) liều lượng 454g/ 3.000m3 nước giúp ổn định tảo, cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi.

3.3 Sử dụng EDTAsuper để giảm độ cứng của nước

EDTAsuper có tác dụng hạ phèn, xử lý kim loại nặng và làm giảm độ cứng của nước ao, làm giảm các chất cặn bã, lơ lửng trong ao nuôi, cải thiện môi trường nước.

Bà con sử dụng 2-3kg/1.000-2.000m3 EDTASuper vào ban đêm giúp hạ kiềm, ổn định độ pH và kiềm trong nước ao. Sau khi dùng sản phẩm nếu đo thấy kiềm vẫn ở mức cao có thể sử dụng tiếp với liều lượng 1kg / 1000m3

EDTA SUPER - Xử Lý Phèn, Hạ Phèn, Kim Loại Nặng Ao Nuôi Tôm Cá

Ngoài ra bà con cũng có thể dùng vôi Dolomite đánh vào ban đêm sau khi thay nước với liều lượng từ 30-50kg/ha hoặc rải mật đường 1-2kg/1000m3 để giảm pH

Độ kiềm rất quan trọng khi nuôi tôm, vì thế bà con cần kiểm soát tốt độ kiềm ở mức thích hợp từ 120 -180mg CaCO3/l, độ kiềm trong ao tôm sú là 80-120 CaCO3/l. Nếu thấy không đạt quá cao hoặc quá thấp bà con hãy xử lý để giúp ổn định độ kiềm nhé.

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon