Hướng dẫn cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả cao

Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều bà con lúng túng không biết xử lý phèn sao cho hiệu quả, hiểu được điều đó chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả cao, mời bà con tham khảo.

1. Các dấu hiệu nhận biết phèn trong ao nuôi

Ao bị nhiễm phèn sẽ có các dấu hiệu rất dễ nhận biết như sau:

  • Nước ao trong hơn và chuyển màu trà nhạt, quan sát không thấy tảo phát triển
  • Có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước
  • Kiểm tra độ pH thấy giảm, tôm thường bỏ ăn sau khi trời có mưa
  • Mang và thân tôm chuyển sang màu vàng, khi chạm vào vỏ tôm thấy cứng hơn so với bình thường
  • Tôm khó lột xác, bị tấp mé, chết rải rác do bị phèn bám vào mang cản trở quá trình hấp thụ Oxy
  • Vùng đất có màu xám đen chứa hàm lượng Pyrite (FeS2 ) cao, khi đào ao nuôi dễ bị nhiễm phèn

Xem thêm Phèn là gì? Phèn trong ao nuôi tôm có tác hại như thế nào?

Ao bị nhiễm phèn nặng

2. Cách xử lý phèn, hạ phèn trong ao nuôi tôm

2.1 Xử lý phèn trước khi thả giống

Cải tạo ao trước khi cấp nước:

  • Đây là giai đoạn rất quan trọng để xử lý phèn nên cần thực hiện kỹ lưỡng, bà con sử dụng vôi bột rắc đáy ao và bờ ao với liều lượng: , giúp diệt khuẩn và khử phèn
  • Sau đó phơi ao đúng thời gian quy định, không phơi ao quá lâu vì khi đó các vết nứt chứa nhiều Oxy sẽ Oxy hóa Pyrite (FeS2 ), khi cấp nước vào ao các chất này sẽ được giải phóng tạo thành phèn đỏ rất khó xử lý.
  • Nếu có điều kiện kinh tế bà con hãy lót bạt cho ao nuôi giúp ngăn chặn xì phèn rất hiệu quả, giảm xử lý phèn trong quá trình nuôi.

Khi cấp nước vào ao:

  • Cấp nước vào ao 1,2 – 1,5m, diệt khuẩn sát trùng và bật quạt nước, sau đó đo lại độ pH. Nếu chỉ số pH vẫn thấp thì có thể dùng vôi và vôi đen (dolomite) hòa loãng lấy nước tạt vào ban đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2.
  • Trường hợp nước bị đục và có váng phèn thì bà con dùng sản phẩm EDTAsuper để keo tụ váng phèn và các chất lơ lửng với liều lượng:  2kg cho 1000m3 nước, EDTAsuper cũng giúp trung hòa kim loại nặng, khử các hóa chất, clo tồn dư trong ao. Tạo môi trường thuận lợi trước khi thả giống.
EDTAsuper - Hạ phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm
EDTAsuper – Hạ phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm

2.2 Xử lý phèn khi ao đã có tôm

Với các ao nuôi không lót bạt rất dễ nhiễm phèn, đặc biệt là sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa nhiều axit và phèn trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH đột ngột, rất nguy hiểm cho tôm.

Bà con dùng INDO ZEO LITE100 để keo tụ chất lơ lửng, ổn định pH với liều dùng 1- 2kg/1.000m3 nước, kết hợp cấy men vi sinh BZT-007 với liều lượng 454g/ 2.000m3 nước để phân hủy chất cặn bã đáy ao, tăng mật độ vi khuẩn có lợi ngăn ngừa khí độc và mầm bệnh gây hại.

Để phòng xì phèn từ bờ ao sau khi trời mưa bà con nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao. Nếu nhận thấy ao nuôi bị nhiễm phèn bà con dùng EDTAsuper liều lượng để hạ phèn và các chất lơ lửng với liều lượng: 1kg cho 1000m3 nước.

Sau khi hạ phèn, bà con tạt KHOÁNG 9999 với liều dùng 1kg/1.000m3 nước để ổn định màu nước, tạo trùn chỉ, ốc gạo. Tăng cường khoáng chất cần thiết giúp ngăn ngừa cong thân, đục cơ trên tôm.

Chúc bà con xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả cao ! Gọi ngay số điện thoại 0919.900.970 để được tư vấn khi ao nuôi bị nhiễm phèn nhé !

Công ty TNHH Quốc Tế Thái Mỹ hân hạnh phục vụ !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon