Trong quá trình nuôi tôm, cá thương phẩm vấn đề tăng sức đề kháng giúp chống chọi lại các tác nhân gây bệnh luôn được quan tâm chú ý, đặc biệt là không gây hại hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của tôm cá. Việc sử dụng Beta-Glucan trong nuôi trồng thủy sản đã được nhiều người nuôi thực hiện, vậy thì tác dụng & cách sử dụng Beta-Glucan trong nuôi trồng thủy sản như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung chính
1. Beta-Glucan (β-Glucan) là gì ?
β-Glucan (Beta-glucan) là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside. β-Glucan được tìm thấy trong thực phẩm như yến mạch, lúa mạch, nấm và nấm men.
β-Glucan có nhiều dạng như (1,3/1,4), (1,3/1,6). Trong đó Beta glucan (1,3/1,6) có tác dụng lên hệ miễn dịch mạnh nhất.
2. Tác dụng của Beta-Glucan trong thủy sản
Các hợp chất của Beta-Glucan được sử dụng như là một chất kích thích hệ miễn dịch cho tôm, cá. Giúp chúng tăng cường sức đề kháng, từ đó chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra.
2.1 Kích thích hệ miễn dịch trên cá
Cá có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, tuy nhiên Beta-Glucan chỉ có tác dụng trên miễn dịch không đặc hiệu.
- Miễn dịch dịch thể: Beta-Glucan có tác dụng giúp tăng cường bổ thể (complement), interferon (IFN) và hoạt tính men lysozyme. Trong đó bổ thể có vai trò tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cá.
- Miễn dịch tế bào: Beta-Glucan có vai trò kích thích quá trình thực bào (phagocytosis) của tiểu thực bào (microphage) và đại thực bào (macrophage). Quá trình này sinh ra superoxide(O2–) v2 nitro oxide (NO), đây là các anion hóa mạnh có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn gây bệnh.
2.2 Kích thích hệ miễn dịch trên tôm
Tôm rất đặc biệt, chúng không có hệ miễn dịch đặc hiệu cho nên tất cả quá trình miễn dịch đều dựa vào miễn dịch không đặc hiệu. Trong miễn dịch không đặc hiệu có: Miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
- Miễn dịch tế bào: Beta-glucan có khả năng kích thích quá trình melanin hóa (melanization) và quá trình thực bào (phagocytosis). Các bạch cầu có hạt (granular leucocyte) sản xuất ra melanin sẽ bao phủ và tiêu diệt tế bào vi khuẩn, sau đó phóng thích ra ngoài lớp vỏ cutin.
- Miễn dịch dịch thể: Beta-Glucan giúp kích thích quá trình sản sinh ra các peptid kháng khuẩn AMPs (antimicrobial peptides) như là crustin, ALF (antilipopolysaccharide factors), penaeidin, lectin, và lysozyme.
3. Cách sử dụng Beta-Glucan trong thủy sản
3.1 Sử dụng Beta-Glucan cho cá
Trên cá có thể tiêm hoặc trộn Beta-Glucan cho ăn:
- Tiêm với liều lượng 20-30mg/kg cá sẽ có tác dụng tăng cường đề kháng sau 24 giờ tiêm.
- Trong nuôi cá thịt cách tiêm bổ sung Beta-Glucan này không khả thi, vì thế trộn cho ăn với liều lượng 1-2g/ kg thức ăn, cho cá ăn thường xuyên sẽ giúp tăng đề kháng cho cá. Với cá giống có thể tăng gấp đôi liều lượng Beta-Glucan 2-4g/kg thức ăn
3.2 Sử dụng Beta-Glucan cho tôm
Trên tôm ngoài tiêm và trộn cho ăn còn có thể ngâm tôm trong dung dịch Beta-Glucan:
- Tiêm liều lượng 10–20 µg/g tôm sau 48 giờ sẽ có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, tăng đề kháng cho tôm.
- Trộn cho ăn với liều lượng 0,5-2g cho 1kg thức ăn, sau 7 ngày sẽ có tác dụng tăng sức đề kháng cho tôm.
- Ngâm tôm trong dung dịch có chứ Beta-Glucan 300-500mg/L, sau 2-3 giờ ngâm sẽ giúp tôm tăng cường sức đề kháng.
Như vậy, Beta-Glucan có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức đề kháng cho tôm cá đặc biệt là Beta Glucan 1.3 1.6, sử dụng thường xuyên Beta-Glucan sẽ giúp tôm cá ít nhiễm bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt từ đó mang lại năng suất cao.
Bà con có nhu cầu sử dụng Beta-Glucan có thể tham khảo sản phẩm GLUTAMAX1316 của Công ty TNHH Quốc Tế Thái Mỹ nhé ! Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho quý bà con.
Gọi ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0919.900.970 để được tư vấn chi tiết nhé !!