Tảo rất quan trọng trong ao nuôi tôm vì thế khi bị mất tảo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách xử lý ao nuôi tôm bị mất tảo mời bà con cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Nội dung chính
1. Các nguyên nhân làm ao nuôi tôm bị mất tảo
Có nhiều nguyên nhân làm mất tảo trong ao nuôi tôm như:
- Do yếu tố môi trường: khi môi trường biến động như mưa lớn kéo dài, nhiệt độ hoặc độ mặn tăng đột ngột,…sẽ ảnh hưởng đến Tảo trong ao nuôi, chúng có thể bị chết đột ngột tạo ra hiện tưởng sụp tảo, tảo tàn làm ô nhiễm nước ao. Ngoài ra ở các ao nuôi bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng nước trong làm tảo kém phát triển, khó tạo màu nước.
- Do sự vô ý của người nuôi: Khi ao nuôi bị thừa các chất dinh dưỡng từ thức ăn dư thừa và phân tôm tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh, lúc này người nuôi dùng hoá chất BKC hoặc vôi dolomite để xử lý tảo, nhưng dùng không đúng cách làm sụp tảo, mất tảo trong ao nuôi.
2. Cách xử lý ao nuôi tôm bị mất tảo
2.1 Xử lý xác tảo, chất hữu cơ trong ao
Trường hợp ao bị mất tảo do sử dụng hóa chất cắt tảo không đúng cách thì lúc này xác tảo sẽ làm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi, lúc này bà con cần phải sử dụng ngay OXYGEN liều lượng 1-2kg/1.000m3 nước, rải đều khắp bề mặt ao nuôi, để phòng và cấp cứu tôm nổi đầu do thiếu Oxy hòa tan.
Sau đó sử dụng vi sinh BZT-007 để phân hủy xác tảo chết, hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2 giúp nước ao sạch tránh ảnh hưởng xấu đến tôm. Liều lượng sử dụng 454g/ 2.000m3 nước, nên sử dụng vào lúc 6h chiều để đạt hiệu quả tối đa. Sau khi dùng vi sinh nếu độ trong của nước cao thì cần phải gây màu nước cho đến khi độ trong đạt 30 – 40 cm.
Xem thêm Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Hiện Tượng Tảo Tàn (Sụp Tảo) Trong Ao Tôm
2.2 Cách tạo lại màu nước ao khi bị mất màu
Trường hợp ao nuôi tôm bị mất tảo, không có tảo do ao nuôi nghèo dinh dưỡng, ao nhiễm phèn. Nếu chưa thể gây màu nước kịp thời thì có thể dùng màu nhân tạo để giảm bớt lượng ánh sáng chiếu xuống đáy làm tảo độc ở đáy phát triển mạnh, ngoài ra ao nước quá trong sẽ làm cho tôm khó bắt mồi.
Nếu nhận thấy ao bị nhiễm phèn bà con cần xử lý phèn trước khi tạo màu nước, tham khảo Hướng dẫn cách xử lý phèn, khử phèn trong ao nuôi tôm
Để gây màu nước cho ao nuôi tôm bị mất màu bà con sử dụng khoáng tạt gây màu nước KHOÁNG 9999, liều lượng 1kg/1.000m3 nước. Giúp bổ sung khoáng chất ổn định độ pH và độ kiềm, tạo nguồn thức ăn tự nhiên như trùn chỉ, ốc gạo trong ao nuôi tôm.
Kết hợp với đánh men vi sinh BIO-BLUE BZT giúp ổn định tảo, hạn chế các loại tảo độc phát triển, tạo màu nước đẹp cho ao nuôi tôm. Sử dụng định kỳ hai tháng đầu: 454g/10.000m3 nước, nếu ao nuôi tôm từ 2 tháng: 454g/5.000m3 nước.
Khi ao bị mất tảo bà con cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu do ao nuôi nghèo dinh dưỡng khó tạo màu nước thì có thể sử dụng màu giả để tạo màu nước tạm thời, sau đó sử dụng khoáng tạt kết hợp vi sinh để gây màu nước ổn định môi trường cho ao nuôi. Trường hợp ao đang có tảo nhưng bị sụp tảo, mất tảo đột ngột do hóa chất cắt tảo hoặc môi trường biến động thì hãy bổ sung Oxy hòa tan cấp cứu tôm nổi đầu và xử lý các chất hữu cơ từ xác tảo bằng men vi sinh, làm nước sạch, giảm khí độc tránh ảnh hưởng đến tôm.
Chúc bà con có những vụ nuôi thành công !