Bệnh hoại tử cơ và bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng gây nhiều thiệt hại cho bà con nuôi tôm, theo đó bệnh hoại tử cơ có mức độ gây thiệt hại cao hơn nên bà con cần phân biệt được tôm đang bị bệnh hoại tử cơ hay đục cơ từ đó có hướng xử lý kịp thời. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bay các nguyên nhân cũng như cách phòng trị bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng, mời bà con tìm hiểu.
Nội dung chính
1. Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng (IMNV)
1.1 Nguyên nhân và biểu hiện bệnh hoại tử cơ
Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn tôm thẻ được 40-50 ngày trở lên. Nguyên nhân đã được xác định là do loại virus Infectios myonecrosis-IMNV gây ra.
Biểu hiện bệnh ban đầu là phần cơ của đuôi tôm bị trắng đục, rồi lan từ từ ra khắp cơ thể. Khi bệnh nặng hơn thì phần cơ đục bị đỏ, hoại tử.
Tôm mắc bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết, rớt đáy rất cao (từ 40-70%), gây thiệt hại nặng nề.
1.2 Cách phòng trị bệnh
Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh hoại tử cơ nên bà con cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu vụ như:
- Vệ sinh ao, cải tạo ao cẩn thật trước và sau mỗi vụ nuôi
- Chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh từ nhà cung cấp uy tín.
- Diệt khuẩn định kỳ cho ao nuôi thường xuyên, kết hợp với cấy vi sinh BZT-007 sau 2 ngày diệt khuẩn để tăng mật độ vi khuẩn có lợi ức chế mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh.
- Trong quá trình nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho tôm, bà con bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn của tôm thường xuyên trong suốt vụ nuôi.
- Bổ sung các loại khoáng cần thiết cho tôm bằng cách trộn vào thức ăn cho tôm hoặc tạt xuống ao nuôi định kỳ.
- Đảm bảo hệ thống cung cấp Oxy cho tôm khi nuôi với mật độ cao
2. Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng
2.1 Nguyên nhân và biểu hiện
Bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện ở giai đoạn tôm được 10 ngày tuổi trở lên. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Ao nuôi bị thiếu các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm, ở các ao nuôi có độ mặn thấp bệnh dễ xuất hiện hơn
- Tôm bị sốc do môi trường như nhiệt độ cao, quá trình đánh bắt, thu tỉa sang thưa ao.
- Thiếu oxy hòa tan trong ao cũng sẽ gây ra tình trạng tôm bị cong thân, đục cơ
Biểu hiện bệnh: Phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm bị trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Tôm bị cong thân, đục cơ sẽ khó hồi phục vì thế cần can thiệp kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.
2.2 Cách phòng trị bệnh
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu khoáng chất nên ngay từ đầu vụ nuôi bà con hãy bổ sung đầy đủ khoáng chất cho ao.
Bên cạnh đó việc đảm bảo độ pH và độ kiềm trong ngưỡng thích hợp cũng rất quan trọng để phòng bệnh.
Hiện tại để bổ sung khoáng chất giúp ngừa bệnh đục cơ, cong thân bà con có thể sử dụng:
- Trộn cho ăn: Sử dụng CANXI MILK liều lượng 3-5 ml/kg thức ăn, 2-3 lần/ tuần trong suốt vụ nuôi để phòng ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ do thiếu khoáng
- Khoáng tạt: Sử dụng khoáng tạt KHOÁNG 9999 với liều lượng tạt 1kg cho 1.000m3 nước ( định kỳ 3-5 ngày/lần)
Bà con đã biết cách phân biệt bệnh hoại tử cơ và đục cơ trên tôm thẻ chân trắng qua phần trình bày trên. Hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa để giúp tôm không nhiễm bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao nhé.
Chúc bà con có những vụ nuôi thành công !