Bệnh Phát Sáng Ở Tôm, Cách Trị Phát Sáng Trong Ao Nuôi Tôm Hiệu Quả

Bệnh phát sáng ở tôm rất thường gặp ở các ao nuôi tôm thẻ, tôm sú mật độ cao, bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn trong vòng đời của tôm. Vào mùa hè khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao bệnh phát sáng thường hay xuất hiện. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và giải pháp điều trị bệnh phát sáng ở tôm hiệu quả ?

1. Các nguyên nhân gây bệnh phát sáng

Do tảo: Tảo Roi và các loại tảo độc khi chúng phát triển quá mức sẽ tiết ra các độc tố gây bệnh cho tôm, làm giảm hàm lượng Oxy hòa tan trong nước và ức chế các loại tảo có lợi khác trong ao. Khi tảo Roi chiếm mật độ cao sẽ gây nên hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm.

Tảo độc, tảo Roi làm ao nuôi tôm bị phát sáng
Tảo Roi làm ao nuôi tôm phát sáng

Do hợp chất phospho dư thừa: Ở các ao nuôi có lượng thức ăn dư thừa, các hợp chất Phospho tồn đọng ở đáy ao thường gây bệnh phát sáng trên tôm vào ban đêm. Phospho dư thừa cũng kích thích tảo độc và mầm bệnh phát triển nhanh gây hại cho tôm nuôi.

Do vi khuẩn Vibrio Harveyi: Đây là loại vi khuẩn đặc biệt gây ra chứng rung cảm phát sáng ở tôm. Chúng tiết ra 1 loại Enzyme có tên là Luciferase có khả năng phát sáng, nên khi tôm nhiễm loại vi khuẩn này sẽ bị phát sáng, ngoài ra còn bị bệnh gan tụy. Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt quá trình nuôi.

2. Các biểu hiện và cách trị bệnh phát sáng

2.1 Phát sáng do hợp chất Phospho dư thừa

Biểu hiện: Khi chạy bà con bơi xuồng trong ao hoặc bật quạt nước chạy sẽ thấy nước trong ao phát sáng. Do lượng lân (phospho) dư thừa trong quá trình nuôi gây ra.

Giải pháp: Tiến hành thay nước ao để giảm Phospho, lượng nước thay nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ phát sáng của nước ao.

2.2 Phát sáng do tảo Roi (Dinoflagellate)

Biểu hiện: Nếu do tảo Roi gây ra thì khi quan sát vào ban đêm bà con sẽ thấy hiện tượng nước ao chớp tắt như sao đêm.

Giải pháp: Thay nước ao khoảng từ 30-40% mực nước, bơm nước mới vào ao, đồng thời xử lý bằng DIROTA, liều lượng 1kg/2.000m3 nước để diệt tảo độc, tảo Roi.

2.3 Phát sáng do vi khuẩn Vibrio Harveyi

Biểu hiện: Quan sát thấy tôm bị phát sáng, chạy không định hướng. Hậu môn và miệng tôm xuất hiện các điểm sáng, nếu bị nhiễm vi khuẩn nặng sẽ có nhiều điểm sáng xanh quanh thành ruột.

Giải pháp: Bà con sử dụng thuốc diệt khuẩn để loại bỏ các vi khuẩn Vibrio Harveyi bám bên ngoài thân tôm, nếu vi khuẩn chỉ mới xâm nhập vào ruột có thể trộn sản phẩm có thành phần Acic lactic, Acic citric vào khẩu phần ăn của tôm, các loại Acic này sẽ ức chế vi khuẩn Vibrio Harveyi.

Vi khuân gây bệnh phát sáng ở tôm - Vibrio Harveyi

3. Cách phòng bệnh phát sáng

Để phòng bệnh phát sáng trong ao nuôi tôm bà con cần:

  • Chọn công ty giống uy tín, có nguồn gốc chất lượng rõ ràng, đã qua kiểm dịch không nhiễm các vi khuẩn, virus nguy hiểm như Vibrio Harveyi
  • Cải tạo ao đúng kỹ thuật, diệt khuẩn sát trùng nguồn nước trước khi thả giống
  • Trong quá trình nuôi nên diệt khuẩn định kỳ 10-15 ngày/ lần để tiêu diệt các vi khuẩn và mầm bệnh gây hại
  • Sau khi diệt khuẩn 2 ngày bà con nên cấy men vi sinh BZT-007 để ức chế vi khuẩn có hại phát triển, phân hủy các chất cặn bã, hấp thu khí độc và tạo hệ sinh thái có lợi cho sự phát triển của tôm
  • Bà con cũng nên trộn Vitamin C và khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm, từ đó giúp tôm có sức đề kháng chống bệnh tốt, ngăn chặn vi khuẩn phát sáng xâm nhập và phát triển gây bệnh cho tôm.
  • Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn cho tôm, tránh dư thừa quá mức gây ô nhiễm nước ao, tạo điều kiện cho hiện tượng phát sáng xuất hiện
Cấy men vi sinh BZT-007 định (5-7 ngày) cho ao nuôi
Cấy men vi sinh BZT-007 định (5-7 ngày) cho ao nuôi

Bệnh phát sáng do tảo, phospho dư thừa và vi khuẩn Vibrio Harveyi gây ra. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong vụ nuôi, vì thế việc phòng bệnh nên được ưu tiên thực hiện.

Chúc bà con có vụ nuôi thành công !

Thuốc thủy sản Thái Mỹ hân hạnh phục vụ quý bà con !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon