Tảo giáp & cách diệt tảo Giáp trong ao nuôi tôm

Tảo đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm, là mắc xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn, giúp cho nguồn thức ăn tự nhiên của tôm phát triển phong phú. Tuy nhiên cũng có loại tảo gây hại cho tôm chẳng hạn như Tảo Giáp, khi chúng phát triển quá mức sẽ có tác hại nghiêm trọng vì thế cần phải xử lý kịp thời. Cùng tìm hiểu thông tin Tảo giáp & cách diệt tảo Giáp trong ao nuôi tôm trong bài này nhé.

1. Nguyên nhân và cách nhận biết tảo giáp trong ao nuôi tôm

1.1 Nguyên nhân xuất hiện

Tảo Giáp (Tảo Đỏ) xuất hiện trong ao nuôi tôm và phát triển mạnh là do:

  • Khi cấp nước vào ao bà con lấy nước từ nguồn có nhiều tảo giáp và không sử dụng các loại thuốc diệt tảo trước khi thả giống
  • Đồng thời trong quá trình nuôi do sự mất cân bằng khoáng đa vi lượng hoặc do đáy ao lắng động nhiều chất hữu cơ không được xử lý tạo điều kiện để tảo giáp bùng phát

1.2 Cách nhận biết tảo giáp trong ao nuôi tôm

Các dấu hiệu để nhận biết tảo giáp trong ao nuôi tôm:

  • Khi quan sát thấy nước ao nuôi tôm có màu nâu đỏ, trên mặt nước có xuất hiện váng đỏ hoặc nâu đỏ. Do tảo giáp nổi lên mặt nước để quang hợp trong những thời điểm nắng gắt.
  • pH của nước chênh lệch lớn giữa ngày và đêm.
  • Lấy mẫu nước trong ao để quan sát dưới kính hiển vi, nếu có màu nâu, giữa những phần có gai nhọn thì khẳng định nước ao có tảo giáp.

Một số loài tảo Giáp trong ao nuôi thủy sản

2. Các tác hại của tảo giáp

Tảo giáp trong ao nuôi tôm phát triển sẽ tạo ra rất nhiều tác hại như:

  • Tiết ra độc tố gây độc cho tôm, tắt nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc
  • Tạo ra hiện tượng phát sáng nước
  • Gây tắt nghẽn mang tôm
  • Cạnh tranh làm các loại tảo có lợi trong ao không phát triển hoặc bị triệt tiêu
  • Gây thiếu oxy hòa tan trong ao, làm tôm nổi đầu, kéo đàn
  • Phát sinh khí độc, làm tăng lượng NH3 trong ao
  • Gián tiếp gây bùng phát vi khuẩn gây mòn đuôi, cụt râu…

3. Cách xử lý tảo giáp trong ao nuôi tôm

3.1 Trước khi thả giống

Bà con nên tránh lấy nước vào ao nuôi tôm từ các nguồn nước lân cận trong giai đoạn tảo nở hoa đỏ, tốt nhất nên lấy mẫu nước đi kiểm tra có tảo giáp hay không để xử lý ngay từ giai đoạn đầu

Nguồn nước khi cấp vào ao phải được qua xử lý trong ao lắng, diệt khuẩn sát trùng, diệt tảo giáp,… sau đó mới cấp vào ao nuôi, trường hợp không có ao lắng khi  cấp nước trực tiếp vào ao nuôi bà con phải diệt khuẩn, sát trùng, diệt tảo,.. cấy vi sinh gây màu nước tạo môi trường thuận lợi trước khi thả giống.

3.2 Trong quá trình nuôi

Để ngăn ngừa tảo giáp và các loại tảo độc trong ao nuôi bà con sử dụng chế phẩm sinh học BZT-007 để phân hủy nhanh thức ăn dư thừa và phân tôm, lắng đọng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, làm sạch nước, cải thiện và ổn định chất lượng nước ao, làm sạch nhầy, nhớt trong ao nuôi lót bạt, kích thích phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, tạo ra cạnh tranh sinh học làm ức chế sự phát triển của tảo giáp.

Liều lượng sử dụng xử lý định kỳ ao nuôi (5-7 ngày): 454g/ 3.000m3 nước

Có thể trộn BZT-007 cho ăn trong suốt vụ nuôi: 3-5g/ kg thức ăn, giúp tôm tiêu hóa tốt, khỏe mạnh, lớn nhanh

Bên cạnh đó bà con cần kiểm soát tốt lượng thức ăn cho tôm, tránh thức ăn dư thừa cung cấp nguồn phospho dồi dào tạo điều kiện cho tảo giáp phát triển mạnh

BZT-007 - Xử Lý Đáy, Nước, Hấp Thu Khí Độc Trong Ao Nuôi
BZT-007 – Chế phẩm vi sinh xử lý nước, đáy ao, xử lý tảo hiệu quả

Ao nuôi tôm của bà con đang gặp các vấn đề về Tảo gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0919.900.970 để được tư vấn !

Công ty TNHH Quốc Tế Thái Mỹ hân hạnh phục vụ !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon