Tại sao có hiện tượng tôm kéo đàn vào ban đêm ?

Hiện tượng tôm kéo đàn vào ban đêm rất thường gặp ở các ao nuôi mật độ cao gây lo lắng cho người nuôi, nếu xử lý không kịp thời sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến cả vụ nuôi. Vậy tại sao có hiện tượng tôm kéo đàn vào ban đêm ? cách xử lý tôm kéo đàn, nổi đầu vào ban đêm là gì, mời bà con cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân tôm kéo đàn vào ban đêm

1.1 Tảo quang hợp làm giảm oxy hòa tan

Ở các nuôi có mật độ tảo phát triển quá mức thì tôm thường nổi đầu vào ban đêm và sáng sớm của ngày hôm sau, do tảo sử dụng Oxy cho quá trình quang hợp vào ban đêm, lúc này hàm lượng Oxy hòa tan trong ao sẽ rất thấp, tôm thiếu Oxy sẽ kéo đàn, nổi đầu.

Ngoài ra, tảo tàn, sụp tảo cũng gây ra tình trạng thiếu Oxy tức thời làm tôm kéo đàn, nổi đầu.

Xem thêm Các nguyên nhân và cách nhận biết ao nuôi tôm thiếu Oxy

Tôm bị nổi đầu vào ban đêm
Tôm bị kéo đàn vào ban đêm

1.2 Nước ao dơ, khí độc tăng cao

Ở các ao nuôi công nghiệp mật độ thả nuôi cao, nếu không xử lý nước và các chất cặn bã ở đáy ao tốt thì sẽ có khí độc : NH3, H2S, NO2 tăng mạnh, đây là nguyên nhân làm tôm nổi đầu, kéo đàn.

1.3 Biến động môi trường

Biến động môi trường như: độ mặn và nhiệt độ môi trường tăng, áp suất giảm cũng làm tôm kéo đàn nổi đầu. Ngoài ra khi tôm nhiễm các bệnh như đỏ thân, đen mang, đóng rong,..cũng sẽ có hiện tượng kéo đàn, nổi đầu, tấp mé.

Tôm kéo đàn vào ban đêm
Biến động môi trường cũng làm tôm bị kéo đàn, nổi đầu

2. Cách xử lý tôm kéo đàn, nổi đầu vào ban đêm

Khi phát hiện tôm kéo đàn, nổi đầu vào ban đêm cần xử lý ngay để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn, bà con xử lý như sau:

Bước 1: Bổ sung Oxy hòa tan để cấp cứu tôm

Khi tôm bị nổi đầu cần bổ sung Oxy tức thời để cấp cứu tôm, bà con hãy sử dụng OXYGEN rải đều xuống ao với liều lượng: 1-3kg/1.000m3 nước

OXYGEN sẽ tan nhanh trong nước, cung cấp Oxy giúp tôm hồi phục nhanh chóng

Bước 2: Hấp thu khí độc trong ao bằng YUCCA C100

Nếu ao dơ, có mùi hôi bà con sử dụng YUCCA C100 để hấp thu khí độc NH3, NO2, H2S, cấp cứu tôm nổi đầu với liều lượng: 1 lít/5.000m3

Bà con cũng cần sử dụng định kỳ để tránh tình trạng khí độc tăng trở lại theo liều lượng như sau:

  • Hai tháng đầu: 1 lít/10.000m3 nước
  • Sau 2 tháng: 1 lít /5.000m3 nước

Bước 3: Đánh men vi sinh xử lý đáy ao

Hấp thu khí độc trong ao nuôi sẽ giúp giải quyết tức thời vì khí độc sẽ sớm tăng trở lại, để giải quyết triệt để vấn đề khí độc tăng cao trở lại bà con cần thực hiện:

  • Cắt giảm lượng thức ăn 30% so với thông thường, kiểm tra nhá cho ăn thường xuyên để điều chỉnh kịp thời lượng thức ăn hàng ngày
  • Đánh men vi sinh xử lý đáy BZT-007 liều lượng 454g/ 2.000m3 nước, cách 5-7 ngày dùng 1 lần, giúp lắng đọng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, làm sạch nước, cải thiện và ổn định chất lượng nước ao.
  • Trường hợp ao nuôi lót bạt bà con sử dụng vi sinh mật độ cao MENBAT24 với liều lượng 454g/2.500m3 nước, cách 4 ngày dùng 1 lần, sử dụng lúc 6h chiều

Trường hợp tôm bị các loại bệnh do vi khuẩn, nấm gây ra hiện tượng nổi đầu thì cần diệt khuẩn sát trùng nguồn nước, bà con xem chi tiết Nguyên nhân và cách xử lý tôm sú, tôm thẻ bị nổi đầu kéo đàn nhé !

Chúc bà con có vụ nuôi thành công !

Gọi Ngay
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon