Dịch bệnh là vấn đề rất đáng lo ngại trong nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt với các bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại rất cao có thể đến 100%. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh trên tôm sẽ có ý nghĩa rất quan trọng để có 1 vụ nuôi thành công. Vậy phòng trị các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như thế nào? mời bà con cùng tìm hiểu.
Nội dung chính
1. Đặc điểm hình thái của tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng được nuôi rất phổ biến với các đặc tính như:
- Tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục
- Trên thân không có đốm vằn, các chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu trắng vàng và các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh
- Tôm có 2 răng cưa ở bụng và khoảng 8-9 răng cưa ở lưng
- Râu tôm có chiều dài gấp rưỡi chiều dài của thân tôm và có màu đỏ gạch
2. Các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
2.1 Bệnh chết sớm trên tôm (EMS/AHPND)
Nguyên nhân: Do chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao gây ra.
Biểu hiện: Tôm bị mắc bệnh có khối gan tụy teo, màu nhợt nhạt cho đến trắng, ruột tôm đứt đoạn hoặc không có thức ăn. Bên cạnh đó tôm còn có thể bị mềm vỏ.
Phòng bệnh: Chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn mật số Vibrio ở mức an toàn. Có thể thả ghép cá rô phi, thường xuyên cấy vi sinh để tạo cạnh tranh sinh học ức chế vi khuẩn Vibrio phát triển.
2.2 Bệnh phân trắng (WFD/WFS)
Bệnh phân trắng rất thường gặp khi nuôi tôm thẻ chân trắng, bệnh không nguy hiểm nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Nguyên nhân: Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa biết rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh phân trắng. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh được do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, cũng có nghiên cứu được là do trùng hai tế bào (Gergarine) hoặc nhóm ký sinh trùng có tên Vermiform.
Biểu hiện bệnh: Phân tôm có màu trắng, đôi khi màu vàng nhạt, gan tụy teo hoặc mềm nhũn. Tôm bị phân trắng thường có lớp vỏ mềm hoặc lỏng lẻo.
Phòng trị bệnh: Khi thả nuôi tôm mùa nắng nóng nên giảm mật độ nuôi, điều này sẽ giúp giảm các chất hữu cơ tích tụ đáy ao từ đó giảm mật độ vi khuẩn Vibrio spp. Bên cạnh đó cần thường xuyên cấy vi sinh có chứa vi khuẩn Bacillus Subtilis để ức chế vi khuẩn Vibrio spp trong suốt vụ nuôi. Bà con có thể sử dụng vi sinh BZT-007 có mật độ vi khuẩn Bacillus Subtilis cao cho ao nuôi để ức chế Vibrio spp ngừa phân trắng hiệu quả.
2.3 Bệnh đốm trắng (WSSV)
Bệnh đốm trắng được xếp vào nhóm các bệnh nguy hiểm có thể gây thiệt hại 100% trong 3-10 ngày nhiễm bệnh.
Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm thẻ bao gồm:
- Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White spot syndrome virus hay viết tắt là WSSV), là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây thiệt hại gần như 100%.
- Bệnh đốm trắng do vi khuẩn gây ra (Bacterial White Spot Syndrome hay viết tắt là BWSS)
- Bệnh đốm trắng do môi trường gây ra, trường hợp này là do độ cứng của nước ao cao, tôm thẻ hấp thụ Ca2+ và Mg2+ quá nhiều làm cho lớp vỏ bị đốm trắng.
Phòng bệnh đốm trắng: Phòng bệnh hiệu quả bằng các phương pháp sau:
- Xét nghiệm PCR, chọn tôm giống chất lượng không nhiễm WSSV từ công ty giống uy tín
- Khi thả nuôi cần chọn thời điểm thích hợp, tránh thả nuôi vào mùa lạnh
- Cải tạo ao và xử lý nước trước khi thả giống thật kỹ lưỡng, đồng thời ngăn chặn các loại giáp xác hoang dã hoặc các loài chim mang mầm bệnh đốm trăng xâm nhập vào ao. Tốt nhất nên có hàng rào, giăng lưới quanh ao
- Thường xuyên theo dõi các thông số môi trường nước ao như: pH, độ kiềm, độ mặn,…để xử lý kịp thời
2.4 Bệnh đầu vàng (YHV)
Nguyên nhân: Bệnh do Yellow Head Virus (Viết tắt là YHV) và Gill Associated Virus (Viết tắt là GAV) gây ra.
Biểu hiện: Tôm thẻ nhiễm bệnh có màu vàng hoặc nâu ở mang, phần đầu ngực, toàn thân có màu nhợt nhạt. Từ 3-5 ngày nhiễm bệnh tôm có thể chết đến 100%
Phòng trị bệnh: Chọn lọc và kiểm tra thật kỹ con giống trước khi thả nuôi, đồng thời xử lý nước ao và môi trường xung quanh, ngăn chặn mầm bệnh lây nhiễm cho tôm.
2.5 Hội chứng Taura
Nguyên nhân: Do virus gây ra, cụ thể là taura syndrome virus viết tắt là TSV.
Biểu hiện: Tôm mắc bệnh có màu đỏ nhạt, đặc biệt là ở phần đuôi. Bên cạnh đó tôm sẽ có các biểu hiện như mềm vỏ, ruột rỗng. Hội chứng Taura do virus TSV gây tỷ lệ chết rất cao từ 40%-90%, khả năng lây lan rất nhanh.
Phòng trị bệnh: Áp dụng các phương pháp tổng hợp giống như phòng bệnh đốm trắng.
2.6 Bệnh đốm đen hay hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB)
Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Necrotizing hepatopancreatitis bacterium viết tắt là NHPB gây ra.
Biểu hiện: Tôm có biểu hiện bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, quan sát thân tôm có nhiều đốm đen li ti hoặc mãng lớn màu đen, đuôi mỏng, có thẻ bị mòn đuôi, cụt râu,… gan tụy tôm nhợt nhạt, ruột rỗng.
Phòng trị bệnh: từ nguyên nhân gây ra bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn gây ra như chọn giống, cải tạo ao, xử lý diệt khuẩn thường xuyên cho ao nuôi.
Ngoài các loại bệnh phổ biến trên thì tôm thẻ chân trắng còn mắc các bệnh như: đóng rong, phát sáng, cong thân, đục cơ, mềm vỏ..Các bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân trắng gây thiệt hại ít hoặc nhiều tùy từng loại bệnh, việc phòng bệnh là cần thiết và cần thực hiện ngay từ giai đoạn chọn giống, ngăn chặn triệt để mầm bệnh tấn công vào ao nuôi sẽ giúp tôm khỏe mạnh và có vụ nuôi thành công.