Bệnh phân trắng xuất hiện nhiều ở các ao nuôi có môi trường ô nhiễm, nhiều chất cặn bã và khí độc. Bệnh không nguy hiểm so với các loại bệnh khác thường gặp trên tôm, chỉ cần phát hiện sớm và xử lý theo đúng quy trình sẽ giúp tôm hồi phục nhanh chóng. Vậy đâu là nguyên nhân & cách phòng trị bệnh phân trắng trên tôm đạt hiệu quả cao mời bà con cùng tìm hiểu.
Nội dung chính
1. Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm
Do tảo độc: Khi ao dư thừa chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo độc phát triển, khi tôm ăn phải tảo độc, chúng sẽ tiết ra enzyme làm tê liệt biểu mô ruột từ đó làm cho ruột tôm không hấp thụ được thức ăn.
Do thức ăn: khi tôm ăn phải các loại thức ăn kém chất lượng, bị nấm mốc, độc tố…sẽ bị bệnh đường ruột, bệnh phân trắng.
Do vi khuẩn: khi mật độ vi khuẩn Vibrio cao, tôm rất dễ bị mắc bệnh phân trắng
Do ký sinh trùng (Gregarine): chúng bám trên thành ruột làm cho tôm bị bệnh đường ruột.
2. Dấu hiệu bệnh phân trắng ở tôm
Tôm bị bệnh phân trắng sẽ có các dấu hiệu sau:
- Gan tụy tôm chuyển sang màu lợt, mềm nhũn
- Ruột và phân tôm chuyển sang màu vàng nhạt hoặc trắng
- Tôm giảm ăn, bỏ ăn, màu sắc sậm hơn thông thường
- Mang tôm chuyển sáng màu tối
- Tôm mắc bệnh sẽ bị mềm vỏ
- Kiểm tra nhá ăn thấy các sợi phân màu trắng hoặc vàng nâu, hoặc cũng có trường hợp các sợi phân trắng nổi ở nơi cuối gió, góc ao nuôi.
3. Cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm
Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng bà con hãy thực hiện như sau:
- Ngừng cho ăn hoàn toàn từ 1-2 ngày
- Chạy quạt tăng cường Oxy hòa tan, có thể bổ sung Oxy hòa tan nhanh bằng OxyGen
- Nếu có ao lắng hãy thay từ 30-50% lượng nước (Không thay quá nhanh làm tôm sốc)
- Si-phông đáy ao, rồi với đánh men vi sinh BZT-007, liều lượng gấp đôi so với thông thường để phân hủy các chất cặn bã, hữu cơ tích tụ đáy ao. Kết hợp sử dụng Yucca USA để hấp thu khí độc H2S, NH3, NO2.
- Sau 2 ngày ngừng cho ăn hãy trộn men tiêu hóa Lactomax liều lượng 2-5g/ 1 kg thức ăn, để giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn.
Lặp lại quy trình trên: tăng cường Oxy, đánh vi sinh, Yucca và trộn Lactomax vào thức ăn cho tôm, liên tục trong vòng 5-7 ngày sẽ dứt điểm bệnh phân trắng.
Xem thêm Phòng trị các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như thế nào?
4. Cách phòng bệnh
4.1 Quản lý tốt môi trường nước ao nuôi
Yếu tố môi trường rất quan trọng, chỉ cần quản lý môi trường tốt sẽ hạn chế bệnh phân trắng. Bà con có thể áp dụng như sau:
- Thả nuôi mật độ phù hợp, không thả qua dày
- Cải tạo ao kỹ lưỡng trước khi thả giống
- Ao nuôi cần có quạt nước, máy sục khí để tạo đủ lượng Oxy cho tôm
- Cấy men vi sinh định kỳ 7 ngày/lần để làm sạch nước, phân hủy các chất cặn bã tích tụ đáy ao, giảm khí độc và ức chế các tảo độc, vi khuẩn gây bệnh phân trắng phát triển
4.2 Chọn lựa và bảo quản thức ăn cho tôm
Lựa chọn thức ăn chất lượng, chuyên dùng cho tôm từ nhà cung cấp uy tín, thức ăn cần đúng kích cỡ cho từng độ tuổi của tôm để tránh thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nước ao
Bên cạnh chọn thức ăn thì bảo quản thức ăn cũng rất quan trọng, chọn nơi khô ráo thoáng mát để tránh làm thức ăn bị ẩm, mốc gây bệnh cho tôm
Kiểm tra thời hạn sử dụng của thức ăn để tránh cho tôm ăn thức ăn quá hạn gây bệnh đường ruột
Nếu nhiệt độ tăng cao > 32oC tôm thường ăn nhiều hơn, tuy nhiên không nên tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường. Vì sẽ làm tăng chất thải và tăng lượng vi khuẩn Vibrio gây bệnh phân trắng trong ao
Như vậy, có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng cho tôm, nhưng nếu biết cách quản lý môi trường và lựa chọn, bảo quản thức ăn thì sẽ giúp tôm có đường ruột khỏe mạnh.
Nếu ao tôm bà con đang gặp vấn đề về bệnh đường ruột, phân trắng hãy gọi ngay đến số điện thoại 0919.900.970 để được tư vấn.
Thủy sản Thái Mỹ hân hạnh phục vụ quý bà con !